Ngày hội Gia đình là hoạt động gắn kết, tôn vinh mái ấm gia đình thông qua nhiều trò chơi thú vị rèn luyện kỹ năng, tái tạo tinh thần và tăng tính kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Phần đông các công ty thường tổ chức Ngày hội Gia đình vào ngày 28/6, nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt tổ chức trong một ngày cuối tuần của tháng 6 hoặc vào bất cứ ngày nào, phù hợp với lịch trình của công ty.
I/ 3 yếu tố cần lưu ý khi xây dựng kịch bản Ngày hội Gia đình
Ngày hội Gia đình là hoạt động gắn kết, tôn vinh mái ấm gia đình thông qua nhiều trò chơi thú vị rèn luyện kỹ năng, tái tạo tinh thần và tăng tính kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Phần đông các công ty thường tổ chức Ngày hội Gia đình vào ngày 28/6, nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt tổ chức trong một ngày cuối tuần của tháng 6 hoặc vào bất cứ ngày nào, phù hợp với lịch trình của công ty.
1. Xác nhận đối tượng tham gia
Đối tượng chính của Ngày hội Gia đình là gia đình của toàn thể nhân viên, lãnh đạo trong công ty. Song, bạn cần thống kê, phân chia đối tượng theo độ tuổi, giới tính để có sự tính toán và lên ý tưởng các hoạt động phù hợp. Ví dụ, phần đông thành viên là các bạn nhỏ có độ tuổi từ 8 - 15 thì các trò chơi gia đình sẽ khác với các bé nhỏ tuổi hơn.
Để có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho kịch bản bản tổ chức nói riêng, ngày hội nói chung, bạn cần chuẩn bị bước này trước ít nhất 2 tháng với những công việc cụ thể, như sau:
- Gửi thông báo đến nhân viên về kế hoạch tổ chức ngày Hội Gia đình kèm form đăng ký tham gia, trong đó nêu rõ về số lượng thành viên, độ tuổi giới tính và đặc điểm đặc biệt (nếu có).
- Hoặc công ty sẽ quy định rõ về đối tượng tham gia: không mang theo trẻ em dưới 5 tuổi hoặc ba mẹ quá 60 tuổi… Cách này tiện cho Ban tổ chức nhưng giới hạn số lượng người tham gia và giảm một phần tính kết nối như mục đích chung của Ngày hội Gia đình.
2. Thời gian và địa điểm tổ chức
Về thời gian, bạn ưu tiên chọn ngày cuối tuần để tiện cho các thành viên khác trong gia đình nhân viên cùng tham gia. Bởi Ngày hội Gia đình có chương trình dài, diễn ra ít nhất trong buổi sáng hoặc có thể kéo dài cả ngày. Nếu kết hợp với Company Trip, lịch trình sẽ từ 2 - 3 ngày.
Về địa điểm, với quy mô chương trình và số lượng người tham gia đông, địa điểm tổ chức ngày Hội thường là một khuôn viên rộng rãi, thoải mái như các trung tâm hội nghị, các bãi cỏ, bãi biển, resort… Sở dĩ, hai yếu tố này quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều đến mạch kịch bản. Nếu Ngày hội chỉ diễn ra vào buổi sáng, sự sắp xếp trong kịch bản sẽ khác với Ngày hội diễn ra cả ngày. Nếu Ngày hội tổ chức tại trung tâm hội nghị, không gian kín, kịch bản cũng sẽ khác khi tổ chức tại các không gian mở như bãi biển.
3. Chủ đề và các hoạt động chính
Kịch bản tổ chức Ngày hội Gia đình gần như là bản phác thảo hoàn chỉnh các phần, các mục và mạch chương trình. Do vậy, để có thể xây dựng được kịch bản chỉn chu, thật sự hữu ích với MC, người điều phối chương trình, bạn cần xác định rõ:
- Công ty đang muốn tổ chức ngày Hội theo hình thức nào? Team building với những trò chơi thú vị; hội chợ giao lưu, kết nối; đường chạy/đường đi bộ sắc màu; lễ hội cosplay; kết hợp cùng Company Trip hay hình thức nào khác...
- Chủ đề, thông điệp chính của Ngày hội là gì?
- Các trò chơi, hoạt động trong Ngày hội bao gồm những gì? (Càng chi tiết, bước xây dựng kịch bản càng logic).
II/ 5 kịch bản ngày Hội Gia đình mới nhất 2023
1. Kịch bản tổ chức Teambuilding
Đây là mô hình Ngày hội Gia đình truyền thống, được nhiều công ty áp dụng. Cụ thể, nội dung kịch bản này hướng đến các trò chơi vận động, cả thể chất lẫn trí não giúp mọi người thêm gắn kết và nâng cao sức khoẻ.
>>> Xem thêm: Mẫu kịch bản 01 - Ngày Gia đình Việt Nam ý nghĩa và ấn tượng nhất 2023
2. Kịch bản tổ chức đường chạy/đường đi bộ
Kịch bản Ngày hội Gia đình này gần giống cách làm của sự kiện Color Me Run hoặc các cuộc thi chạy maraton khác. Các gia đình sẽ cùng nhau đi bộ hoặc chạy bộ trên một cung đường đẹp dài 2km, 5km tuỳ theo khả năng. Mục đích tạo cơ hội để các gia đình được sinh hoạt, rèn luyện sức khoẻ cùng nhau, hướng đến tinh thần sống vui sống khoẻ.
3. Kịch bản tổ chức Hội chợ giao lưu, kết nối
Với ý tưởng này, mỗi gia đình nhân viên sẽ đăng ký một gian hàng, bán các món quà quê, sản phẩm handmade hoặc gian hàng 0 đồng, tặng lại các món đồ gia đình không sử dụng cho những người cần. Hội chợ sẽ là dịp để gia đình nhân viên được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.
4. Kịch bản chương trình “Cảm ơn gia đình”
Với chủ đề “Cảm ơn gia đình”, kịch bản Ngày hội Gia đình này xoay quanh các hoạt động tôn vinh, tri ân các thành viên trong gia đình nhân viên. Không kéo dài như hoạt động teambuilding cả ngày, không cần nhiều công đoạn chuẩn bị như ý tưởng tổ chức Hội chợ, đây đơn thuần là một buổi gặp gỡ, ăn uống và trò chuyện thân tình giữa công ty và người thân của nhân viên. Dự kiến, chương trình kéo dài từ 2 - 4 giờ đồng hồ, vừa đủ để kết nối và thể hiện những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất.
5. Kịch bản Cuộc thi nấu ăn
Thi nấu ăn trong Ngày hội Gia đình là ý tưởng tổ chức đã được áp dụng nhiều tại các đơn vị công đoàn, công xưởng, xí nghiệp. Mỗi đơn vị sẽ có những hình thức và quy định tổ chức khác nhau, song mục tiêu cuối cùng vẫn là tạo không gian để người thân của nhân viên kết nối gần hơn với công ty và có cơ hội thể hiện tài nghệ nấu nướng của họ. Với kịch bản dưới đây, PITO gợi ý bạn những nội dung cơ bản của một Cuộc thi nấu ăn với các phần giới thiệu, thi và trao thưởng. Tuỳ theo quy mô công ty, đối tượng tham gia và đặc thù của địa điểm tổ chức, bạn thay đổi để phù hợp và ấn tượng hơn nhé!
Trên đây là kịch bản gợi ý cho một số ý tưởng tổ chức Ngày hội Gia đình thường được các công ty lựa chọn. Nếu muốn tổ chức như thế hoặc có những ý tưởng thú vị hơn mà chưa tự tin tổ chức, bạn có thể liên hệ PITO để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
--------------------------------------------------------------------
Chi tiết liên hệ: Công ty Du lịch ANZ (ANZ Travel)
Địa chỉ: 505 Phố Minh Khai - Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: 0243.974.4405
Hotline: 0987 12 13 18
Email: booking@dulichanz.vn
Website: www.dulichanz.vn