Quý Châu - một trong những địa danh còn khá lạ lẫm với du khách ở phía Tây Nam Trung Quốc - sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn. Năm 2016, Quý Châu được tờ New York Times của Mỹ bình chọn trong top 52 địa điểm phải đến. Quý Châu sở hữu rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được mệnh danh là "bảo tàng cầu thế giới" khi sở hữu gần một nửa trong số 100 cây cầu cao nhất hiện nay. Đến với nơi đây, du khách sẽ được chứng kiến và trải nghiệm những điều đôi khi khó tìm thấy ở các vùng khác của Trung Quốc: những ngôi làng cổ thực sự, những ngọn núi hoang sơ và nét tinh hoa trong một số nền văn hóa thiểu số được Trung Quốc công nhận. Dưới đây là một số chỉ dẫn về những địa điểm nên đến cùng những điều nên làm nhất khi tới Qúy Châu – địa điểm du lịch ít được biết đến nhất của Trung Quốc.
Quý Dương - Thủ đô mới trong lành
Quý Dương mang đặc điểm giống với hầu hết các thủ phủ của các tỉnh khác ở Trung Quốc: to lớn đến mức đáng kinh ngạc đối với diện tích của một thành phố với hàng loạt các khu nhà cao tầng, khu xây dựng và các dãy cửa hàng kéo dài vô tận. Số lượng dân tại Qúy Dương thậm chí còn đông hơn cả Rome, Berlin và Los Angeles.
Ẩn sau các dãy phố là những con đường nhỏ ngoằn ngoèo, minh chứng rõ nét cho lịch sử của Qúy Dương, nơi đây từng là khu đóng quân của quân đội nhà Tùy và nhà Đường vào thế kỷ thứ 7 và có người ở ngay từ thời Xuân Thu (771-47 trước Công nguyên). Những con đường nhỏ này ở bên ngoài những khu phố hiện đại, được che lấp bởi những tòa nhà cũ đang dần được chuyển đổi thành quán cà phê, phòng trưng bày nghệ thuật và quán bar. Dạo quanh bất kỳ làn đường nào của Quý Dương, du khách cũng có thể ghé chân thưởng thức các món ăn truyền thống như mì gạo hoặc súp cá chua từ các quán nhỏ san sát trên vỉa hè.
Cổ thành Trấn Viễn
Được gọi là “chìa khóa của chìa khóa” để vào Quý Châu và cửa ngõ phía đông của tỉnh này. Trấn Viễn có một lịch sử 2.281 năm. kể từ khi thành lập quận vào năm thứ 30 của Tần Thủy Hoàng (Zhaowang) (277 trước Công nguyên. Trấn Viễn là một trong những nơi hiếm hoi vẫn giữ được những con đường cổ tuyệt đẹp, những cây cầu bằng đá cổ hàng ngàn năm vẫn bắt ngang qua sông, những ngôi nhà tuy cổ xưa cũ kỹ nhưng vẫn thể hiện rõ sự khéo léo và tài hoa trong kiến trúc của người Miêu.
Núi Phạm Tịnh
Đây là ngọn núi nổi tiếng linh thiêng nằm ở phía Đông Bắc của Quý Châu. Ngọn núi này có hệ động sinh thái đa dạng và phong phú. Ở đây có rất nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đến ngọn núi này, bạn sẽ bắt gặp loài khỉ vàng hiếm thấy. Thiên nhiên hoang dã, nguyên sơ dễ dàng chiếm trọn cảm tình của du khách. Phong cảnh ngoạn mục với ngọn núi hùng vĩ sừng sững. Cây cối tươi mát tạo nên một không gian xanh, bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên, xóa tan mọi ưu phiền.
Tây Giang - Thiên Hộ Miêu Trại
Rời xa sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố, tránh xa đám đông đô thị ồn ào, tránh xa ánh đèn neon chói lọi. Ở một vùng đất yên tĩnh như vậy, trong một ngôi làng cổ kính, hòa đồng với những người dân làng giản dị và kỳ lạ, và tìm thấy một tâm trạng lang thang yên tĩnh
Tây Giang Thiên Hộ - Miêu Trại là một danh lam thắng cảnh rất nổi tiếng ở Khải Lý, được phát triển từ rất sớm, là một trong số ít nơi bảo tồn tốt nhất phong cách Miêu và văn hóa nguyên bản, đồng thời là ngôi làng lớn nhất có người Miêu sinh sống ở Trung Quốc, nơi đây vẫn giữ gìn truyền thống lợp mái bằng ngói đen, kiểu ngói âm dương làm thủ công từ ống tre già cách đây nhiều thế kỷ. Dân tộc Miao là một nhóm dân tộc cổ đại, có thể bắt nguồn từ Viêm Hoàng Xuân Thu, họ sống rải rác ở nhiều vùng của Trung Quốc, và cũng phân bố ở Lào, Việt Nam và Thái Lan. Tây Giang Thiên Hộ Miêu Trại là một kho báu bảo tàng văn hóa truyền thống của người Miêu, không chỉ là một thắng cảnh để chiêm ngưỡng mà còn có giá trị trang trí và giá trị nghiên cứu cao, không chỉ có bầu không khí văn hóa truyền thống mạnh mẽ mà còn có giá trị lịch sử cao.
Căn phòng của người Miêu
Đây là tên gọi của hang động Trung Động ở Quý Châu. Hang động này có không gian lớn nhất thế giới. Tổng diện tích không gian của hang động này lên tới hơn 10 triệu mét vuông. Nó có thể chưa tới gần 750 máy bay phản lực. Đường vào hang động cũng là độc đạo. Bản chỉ có thể đến hang động bằng cách băng qua một con suối ngầm dưới lòng đất
Đôi gò bồng đảo
Đây là tên gọi của 2 ngọn núi ở Quý Châu. Hai ngọn núi này có hình dáng vô cùng đặc biệt. Từ xa nhìn lại, trông chúng tựa như đôi gò bồng đảo vậy. Vào những ngày lễ hội, người dân Quý Châu thường đến dưới chân núi để tạ ơn hai ngọn núi linh thiêng này. Tương truyền, hai ngọn núi này đã ban phước cho trẻ em sức khỏe, cuộc sống hạnh phúc và bình an.
Thác Hoàng Quả Thụ
Có rất nhiều hệ thống hang động kết nối bên dưới những ngọn núi là đặc trưng của nơi đây và chính những ngọn núi này là một điều kì diệu trong giấc mơ của người Trung Quốc, với những đỉnh núi đá vôi huyền bí thường bị che khuất trong sương mù, những cánh đồng lúa mênh mông xanh tươi trước khi chứng kiến cảnh ầm ầm thác đổ
Đường Trà Ngựa
Con đường Trà Ngựa cổ là tuyến giao thương cắt qua phía tây nam Trung Quốc trên cao nguyên Tây Tạng, được hình thành từ thế kỷ thứ 6. Không giống như con đường tơ lụa xuyên qua Trung Á, như tên gọi của nó, cái tên Trà Ngựa xuất phát từ hoạt động đổi lấy trà lấy ngựa của các thương nhân. Người Hán sẽ đi về hướng Tây Tạng, đổi trà cho người Tây Tạng và mang ngựa về.
Động Cửu Long
Động Cửu Long nằm cách thị trấn Đồng Nhân chỉ khoảng 17 km về phía Đông Nam. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có sáu con rồng ngự tại núi Lục Long phía sau lưng Cửu Long Động. Một ngày nọ, 6 con rồng vời thêm 3 con rồng khác đến tụ hội trong động. Quá thích thú trước vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, các con rồng quyết biến nơi đây thành của riêng mình. Chúng đánh nhau dữ dội bên trong hang, bất phân thắng bại. Cuối cùng, tất cả chín con rồng để quyết định sẽ cùng nhau chiếm giữ những khu vực riêng biệt trong hang. Và đó cũng là nguồn gốc của cái tên động Cửu Long. Động Cửu Long có bề ngang khoảng 70 m, có nơi lên đến 100 m, với trần hang có nơi cao 30 m, cũng có nơi cao tới 70 m. Toàn bộ động Cửu Long có diện tích khoảng 7.000 m2, bao gồm 7 động nhỏ bên trong, nhưng hiện chỉ mở cửa 3 động cho du khách.
Ruộng bậc thang Jiabang
Ruộng bậc thang Jiabang là phương thức canh tác phổ biến ở Quý Châu. Ruộng đẹp nhất vào mùa hè khi những cơn mưa biến những thửa ruộng thành vô số tấm gương dưới làn sương mờ ảo.
Thị trấn Thanh Âm
Thanh Âm (Qingyan) là một thị trấn cổ, thuộc huyện Hoa Khê, Thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu. Thị trấn này xưa kia dù rất gần thành phố Quý Châu, nhưng lại có mảng thực vật vô cùng phong phú bởi cây cối tự nhiên quanh vùng và những thung lũng tự nhiên đem lại. Cũng giống như khí hậu toàn vùng và "ăn theo" đới nhiệt của thành phố Quế Dương (Guiyang), thị trấn Thanh Âm có khí hậu quanh năm mát mẻ. Nếu Quý Dương được ví là "máy điều hòa tự nhiên" tại khu vực miền Nam Trung Quốc (cùng với Kôn Minh), thì Thanh Âm cũng có khí hậu tương tự và là nơi tuyệt vời nhất để du khách trốn nóng mỗi khi hè về. Về kiến trúc, nơi đây cũng là nơi cư trú của rất nhiều phú gia, hào trưởng trốn tránh triều đình nhà Minh và nhà Thanh trôi dạt về. Do đó, thị trấn là nơi quần tụ của nhiều anh kiệt, phú gia nên nơi đây hình thành các nhóm sắc tộc biệt lập mạnh nhất (có cả quân đội riêng) tại Trung Quốc hồi thế kỷ 19.
Xem thêm: Ẩm thực tại Quý Châu Trung Quốc
--------------------------------------------------------------------------------
Mọi chi tiết xin liên hệ: ANZ Travel - Beyond Expectations
Địa chỉ: 505 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: support@dulichanz.vn
Hotline: 0987 12 13 18